PORTCOAST mở luồng cho tàu biển vào sông Hậu
Theo Báo GTVT - 18/02/2008
Đầu xuân Mậu Tý khi dự án thông luồng sông Soài Rạp kết thúc, con tàu 15.000 tấn đi thông trên luồng sông Soài Rạp (TP. Hồ Chí Minh) biến miền hoang vu, cỏ dại thành khu vực cảng biển năng động, cùng khu công nghiệp Hiệp Phước và nhiều dự án đã được hình thành với những nhà máy xí nghiệp đã và đang được triển khai xây dựng, thì những người đi thông luồng cảng biển Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật biển (PORTCOAST) dẫn đầu là kỹ sư trưởng tiến sỹ Trương Ngọc Tường lại lên đường khảo sát mở luồng cho tàu biển vào sông Hậu.
Đổng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có: diện tích 3,97 triệu ha chiếm 12,06% cả nước. Trong đó đất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam với 2,97 triệu ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 53% của cả nước. Mặc dù đã có những cảng biển: Cái Cưi, Trà Nóc, Hoàng Diệu (Cần Thơ); Vĩnh Thái (Vĩnh Long); Cao Lãnh (Đồng Tháp)... nhưng hiện tại xuất nhập khẩu hàng hoá khu vực ĐBSCL vẫn phải trung chuyển qua TP.HCM làm tăng thời gian và giá thành, giảm chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời gây áp lực lớn lên hệ thông giao thông đường bộ. Bởi cửa luống vào sông Hậu có các vùng nước nông rnở rộng, những bãi cạn luôn biến động, bổi lấp nhanh khi nạo vét, chỉ phí duy tu, nạo vét hàng năm rất lớn nhưng hiệu quả không cao. chỉ duy trì được độ sâu luồng từ 1 đến 2 tháng cho tâu đến 3.000 tấn lưu thông. Vĩ vậy để phát huy hết năng lực của vùng đất phí nhiêu đẩy tiểm năng này, việc nghiên cứu xây dựng tuyến luồng cho lâu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu là cấp bách nhằm đáp ứng nhụ cầu phải triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung.
Với uy tín đã khơi thông hàng chục những luồng tuyến để xây dựng cảng biển hiệu quả, PORTCOAST đã được Bộ GTVT chỉ đạo. thực hiện các nghiên cứu bổ sung, chuẩn xác nội dụng, khối lượng các hạng mục đầu tư và tổng mức đầu tư... cập nhật chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của các thành viên tổ công tác liên ngành và ý kiến của tư vấn thẩm tra dự án là Trung tâm ứhg dụng và phát triển khoa học và công nghệ xây dựng Cảng - đường thủy (VAPO) xây dựng dự án đầu tư xây dựng “Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu" với mục tiêu nghiên cứu mở luồng ổn định, lâu dài cho tàu biển trọng tải 10.000 DWT (đầy tải) cho đến 20.000 DWT (giảm tải) ra vào các cảng biển trên sông Hậu nhằm đảm bảo thông qua khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của khu vực, giảm áp lực cho đường bộ và giảm thiểu chỉ phi vận chuyển cho hàng hoá xuất nhập khẩu của ĐBSCL, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của khu vực 12 tỉnh và thành phố ĐBSCL. Sau khi xem xét so sánh phương án của các nghiên cứu qua các phương án tuyến luống vào sông Hậu của Tư vấn Heacon (Bì); SNC - Lavalin (Canada), cho thấy lựa chọn phương án kênh Quan Chánh Bố về cơ bản là phương án khả thị được lựa chọn làm phương án đầu tư bởi thuận tiện và tiết kiệm về tài chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật và môi trường, giải pháp có tính lâu dài, bến vững, hạn chế được nhiều biến động của luống lạch vùng cửa vào, cho phép mở luồng cho tàu 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT giảm tải vào sông Hậu (có kết hợp thủy triều) theo tần suất 2 lần trong ngày và quanh năm.
Vị trí và quy mô đự án bao gôm 4 đoạn: luồng sông Hậu đài 6 km phía thượng lưu cửa Định An tiếp đến kênh Quan Chánh Bố dài 19km; kênh Tắt dài 9km đảo mới hoàn toàn để nối thông qua ra biển, sau cùng là đoạn kênh biển dài 6km. Đồng thời xây dựng 2 tuyến đường dọc kênh tắt dài 18km cấp 4 đồng bằng rộng 9m, trong đó có 2 lề 1,5m.
Rồi đây khi dự án luồng sông Hậu được khai thông trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thiết kế của đội ngũ cán bộ, kỹ sư PORTCOAST đã dầm mưa, dãi nắng ngày đêm để "bãi mạch" những con nước, ngọn gió, những bồi lắng của phủ sa... để sớm thành hiện thực những cẳng biển, khu công nghiệp chế biến hàng hóa xuất khẩu... mọc lên ở nơi đây sẽ xóa đi cái nghéo nàn, hoang sơ, đem lại cho người dân ĐBSCL nói chung, đân làng ven lưổng sông Hậu nói riêng cuộc sống phốn thịnh ấm áp hơn, Giám đốc dự án PORTCOAST Phạm Anh Tuấn bộc bạch: Để rút ngắn thời gian thẩm định, trong các chuyến đi khảo sát chúng tôi đều mới chủ đầu tư cử đại diện cùng tham gia kiểm chứng kết quả tại chỗ.
Nguồn: GTVT
Câu chuyện của những người đi mở luồng tàu biển
Theo SGGP - 13/02/2008
Năm Mậu Tý, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt dự án: mở luồn...
Mở đường sông Soài Rạp vươn ra biển Đông
Theo Báo GTVT - 18/01/2008
Những ngày đầu năm 2008, tàu 15.000 tấn đã đi thông trên luồng sông So...
Vân Phong ... Chuyển mình
Theo SGGP - 19/12/2007
Vịnh Vân Phong rộng khoảng 150.000 ha thuộc huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh ...